Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

Hội nghị Trung ương 6: Chưa có lời giải cho kinh tế

Hội nghị TW 6 đã kết thúc sau 7 ngày đắm chìm trong không khí ngột ngạt cả trong lẫn ngoài hội trường.
Những biến động về nhân sự mang hơi hám chính trị trước thềm Đại hội đã vẽ ra bức tranh về một cuộc họp mang hơi hướng tìm kiếm một giải pháp cho cuộc sắp xếp nhân sự mà dân chúng gọi nôm na là “đấu đá phe cánh”. Điều đó càng đáng tin cậy hơn khi trong suốt kỳ họp, các nội dung và thông điệp được nhắc tới nhiều nhất là vấn đề quan điểm, tiêu chuẩn chính trị và các vấn đề liên quan cán bộ, tổ chức.. các phát biểu mang tính chất ngầm cảnh báo liên quan vai trò, vị trí lãnh đạo nhiều hơn là các quyết sách và chiến lược để lãnh đạo đất nước. Nội dung then chốt nhất là kinh tế chỉ được nhắc đến một cách sơ xài vì không có gì mới ngoài các quan điểm mang tính khẩu hiệu từ trước tới nay.
Bài phát biểu khai mạc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí loan tải là “đề cập nhiều vấn đề cấp bách, rộng lớn..”. Nhưng suốt kỳ họp, mảng kinh tế – xã hội nổi bật nhất của Đại hội 6 lại là một chủ đề khá nhạt nếu không nói là không đâu vào đâu là vấn đề dân số. Chủ đề “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” quen thuộc được nhắc đến trong 2 phát biểu của người đứng đầu Đảng và Chính phủ, nhưng cả hai phát biểu đều chỉ nhắc đến định danh này nhưng không tìm thấy bất cứ chỉ đạo cụ thể hay nội dung để làm rõ khái niệm lẫn chiến lược cụ thể là gì, thực hiện ra sao?.v.v. Trong bối cảnh nợ nần và tăng trưởng không bù đắp được cho vấn nạn tăng chi phí công mà người ta văn vẻ là “bội chi”. Rõ ràng hội nghị TW 6 đã bị yếu tố cơ cấu, vị trí lãnh đạo làm lu mờ mọi vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh.
Chuyện phe cánh, đấu đá hay nhân sự dù có hay không chỉ được phép tin ở mức là đồn đoán, suy luận. Nhưng chuyện hội nghị TW 6 khẳng định “tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới” nhưng chưa có lời giải cho khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cho thấy sự bế tắc trong công tác điều hành và lối thoát cho phát triển đất nước của cả Đảng và Chính phủ vẫn chưa có viên gạch nào làm nền móng.
Cách đây mấy tháng, thông tin thành lập Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng được loan báo với danh sách gồm những gương mặt có học vị khá sáng sủa khiến một số người thấy le lói kỳ vọng. Nhưng cũng có nhận định rằng: “Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng tuy có sự góp mặt khá nhiều vị sống và làm việc trong môi trường kinh tế tự do, dù có giỏi thật cũng khó lòng áp dụng được ở Việt Nam nếu không có sự thay đổi tư duy từ chính cơ quan quyền lực cao nhất là Đảng cộng sản”. Qua bài phát biểu của Thủ tường trong ngày thứ 2 do chính Thủ tướng điều hành cho thấy chưa có dấu hiệu nào thể hiện có dấu hiệu tác động hay thay thay đổi. Khiến cho nhận định theo hướng bi quan bi quan có vẻ gần với hiện thực hơn.
Tạm gác chuyện chính trị, trở lại với quyết tâm duy trì “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đã có không ít những phản biện, những ý kiến đưa ra mang tính tranh luận về mô hình kinh tế thị trường đầy lạ lẫm nhưng đã thành quen tai ở Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề then chốt nhất là giải nghĩa và xác lập một cơ chế cho mô hình kinh tế này thì đến nay vẫn chưa có bên nào đưa ra được một lý giải có sức thuyết phục. Chính sự mù mờ trong cách định danh lẫn cơ sở nền tảng không có dẫn đến từ 1996 tới nay, sau 21 năm mở cửa, Việt Nam vẫn loay hoay không tìm được đường lối quản lý kinh tế, chìm ngập trong nợ nần và chỉ số phát triển thực chất là cuộc bùng phát những chiêu trò làm ăn chụp giật, các manh lới lợi ích phe nhóm – cha đẻ của tham nhũng.
Về thực lực, hệ thống Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Đảng giao cho nhiệm vụ “định hướng thị trường”, với những lợi thế được Đảng và nhà nước bảo hộ hiện các DNNN vẫn độc quyền những lĩnh vực béo bở nhất, giàu tiềm năng nhất. Thế nhưng 21 năm qua đã chứng minh “hiệu quả” bằng những vụ tham nhũng, thất thoát, thua lỗ.. mà con số kỷ lục có vẻ như không doanh nghiệp nào chịu nhường cho ai. Không ai biết chính xác khối DNNN đóng góp và mang lại cho xã hội bao nhiêu, đem lại lợi ích cho Đảng và nhà nước bao nhiêu nhưng nếu chỉ cần cộng những con số thất thoát, thua lỗ qua những vụ đại án nổi cộm và số nợ công mà mấy Tập đoàn là DNNN bị phanh phui công khai đem chia đều cho 21 năm qua, mỗi năm trung bình khối DNNN đã hô biến khoảng hơn chục tỷ dolar Mỹ. Một con số mà nếu đem tồng GDP của VN qui đổi phải mất tương đương một hai năm, nghĩa là thất thoát tương đương tổng GDP(2015-2016) trung bình khoảng 10%, còn nếu cũng tính GDP chia đều từ 1996 đến nay thì con số thất thoát tương đương chiếm tỷ lện trên dưới 20%. Đó là chưa tính được những con số lớn hơn rất nhiều ngoài các con số từ những vụ án đã phanh phui (!) Thật ngạc nhiên là lực lượng kinh tế “chủ đạo” như vậy vẫn đã và tiếp tục được nắm giữ vai trò “định hướng” cho nền kinh tế đất nước.
Nếu phân tích về mục tiêu chính trị là “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cũng lại tạm thời bỏ qua khái niệm “xã hội chủ nghĩa” theo hướng chính trị của chủ nghĩa cộng sản. Bê nguyên cái mục tiêu tốt đẹp của lý tưởng chủ nghĩa xã hội là “đem lại hạnh phúc cho nhân dân, phân chia lợi ích đồng đều cho mọi người dân..” thì có một cách tính đơn giản là lấy mức lương tiền tỷ, tiền trăm triệu/tháng của lãnh đạo trong bộ máy DNNN ra so sánh với mức lương của CNV (công nhân viên) thì có lẽ không cần phải giải thích thêm về “nhiệm vụ chính trị” của khối DNNN. Nó lý giải cho câu hỏi tại sao lãnh đạo các DNNN đều giàu nhưng CNV đều nghèo không khác gì lao động ở khối kinh tế tư nhân nếu không nói trên thực tế là chỉ có thua.
Chỉ cần sơ lược qua vài so sánh như trên, mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” lấy DNNN làm công cụ điều tiết cho thấy cả hiệu quả và mục tiêu chính trị đã không đạt được, vậy nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà Việt Nam đang theo đuổi về bản chất là gì? Có lợi cho ai? Việc kiên quyết giữ quan điểm xây dụng các DNNN làm nòng cốt, định hướng kinh tế thị trường phải chăng chỉ là nắm giữ những mảng lợi ích then chốt, tài nguyên có giá trị lớn nhất để độc chiếm?
Sau Hội nghị TW 6, có lẽ những dự đoán đúng nhất sẽ vẫn là những thay đổi về nhân sự theo nhiều cách, cuộc “càn quét” các gương mặt có hơi hám ra tiền và cả những những người bị cho là “nguy hiểm” cho vị trí độc tôn của chế độ. Diễn văn bế mạc không xua đi được những ám ảnh lớn nhất mà chắc chắn Chính phủ kiến tạo khó bề thay Đảng giải tỏa khi mà giải pháp kinh tế chưa tìm ra chiến lược chính xác. Lá bài trên đầu mũi tên hai đích là đầu tư vào nông nghiệp của đương kim Thủ tướng khó đến đích khi mà công cuộc cải tổ bộ máy của Đảng chưa thể thực hiện một sớm một chiều. Tình thế cho thấy phương án “nhất thể hóa” theo hướng Đảng qua nắm chính quyền chứ sẽ không phải từ hướng chính quyền qua Đảng, chắc chắn gây ra đụng chạm rất lớn và đối diện với không chỉ bài toán nan giải vốn khó bề ổn thỏa là xếp ghế ra sao mà hệ quả tất yếu khi lực lượng quản lý nhà nước được thay thế bằng các lãnh đạo quen lý luận hơn là thực tế sẽ như thế nào ? Đương nhiên, cái gọi là kiến tạo khó mà đứng vững khi không đáp ứng nổi nhiệm vụ khó khăn là tìm được dòng máu nuôi sống cái cơ thể vốn quá đồ sộ nhưng lại rệu rã không còn khả năng tái sinh.
Thiên Điểu/ (VNTB)

5 nhận xét:

  1. Nền kinh tế đang trì trệ, tham nhũng tràn lan..do cán bộ biến chất thoái hoá lợi ích nhóm. Vậy muốn cải cách kinh tế, trước tiên hãy cải cách đội ngũ cán bộ mọi cấp mọi nghành cho trong sạch....?

    Trả lờiXóa
  2. Không biết thì làm sao giải được.

    Trả lờiXóa
  3. Khẩu hiệu /khẩu ngữ, tiêu chí .. " kinh tế thị trường định hướng XHCXN" lãnh đạo nói nhiều, người dân nghe nhiều nên quen tai. Nhưng buồn thay, quy luật nền kinh té thị trường thì "không hề biết" cái tư tưởng vĩ đại ấy của tập thể lãnh đạo tối cao ĐCSVN. Nói hình ảnh, văn vẻ là "đầu ông Công, lông bà Ngỗng", chẳng giống cái con .. "biện trứng" nào cả. Đường lối chính trị ( độc đảng , đảng trị, đảng quyền..) sai lầm dẫn đến đường lối kinh tế (thị trường định hướng XHCNM). Nhu cầu cuộc cải cách chính trị tại VN là rất cấp thiết. Lãnh đạo ĐCSVN không nhìn rõ điều đó, vẫn bảo thủ cố kết đoạt quyền, đoạt lợi cho riêng tầng lớp quan chức cai trị tham lam, suy đồi đạo đức , sẵn sàng bán nước vì lợi ích cá nhân , phe nhóm như hiện nay thì rối loạn XH sẽ sớm phát sinh. Người cuối cùng hứng chịu đau khổ, nghèo đói.. vẫn là người dân VN.

    Trả lờiXóa
  4. Không lo! KT tích cực xin-vay hoặc chỉ BĐS thôi, các ngành khác kệ! Tiền thiếu thì tăng phí thuế. Giờ chủ yếu là "đốt lò" ví dụ vài tên lấy le!

    Trả lờiXóa
  5. Hội nghị Trung ương 6
    Kết thúc không nói gì
    Kết quả chống tham nhũng
    Và ông Tổng Bí Thư
    Không thông báo tuyên bố
    Thu được bao nhiều tiền
    Của bọn đã ăn cắp
    Từ La Thăng dầu khí
    Đến ngân hàng Bình ruồi
    cùn Ba X tổng quát...
    Gần biệt phủ Yên bái
    Cùng với BOT...
    Rồi kim tiêm Kim Tiến
    Thì tất cả chúng tôi
    Người dân coi ông Trọng
    Chỉ là tay lý thuyết
    Chắc cũng có nhúng tràm
    Thay đổi nhóm lợi ích.

    Trả lờiXóa